tìm kiếm

Trung Tâm Bảo Hành Tủ Lạnh Hitachi Tại Hà Nội

Chúng tôi là trung tâm bảo hành được ủy quyền chính hãng từ thương hiệu nổi tiếng hitachi. Chuyên tiếp nhận, bảo hành và sửa chữa các thiết bị điện máy, điện lạnh của hãng hitachi tại khu vực Hà Nội. Trong đó có bao gồm bảo hành tủ lạnh hitachi cũng như các thiết bị khách như, máy lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy nước nóng…vv Trung tâm luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hành mà hãng hitachi ủy quyền quy định. Sau 10 năm liên kết hoạt động cùng hitachi, chúng tôi luôn đem tới cho khách hàng sự hài lòng nhất định, chưa bao giờ để xảy ra bất cứ trường hợp đáng tiếc nào làm ảnh hưởng đến uy tín của hitachi cũng như uy tín của bản thân công ty.

Trung tâm bảo hành tủ lạnh Hitachi tại Hà Nội sẽ phục vụ quý khách hàng từ 7h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần, cả chủ nhật và các ngày lễ tết Đội ngũ kỹ thuật viên tại Công Ty đều có chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế dày dặn trên 10 năm trong ngành cùng phẩm chất đạo đức tốt. Luôn sẵn lòng gửi trao đến quý khách niềm tin và chất lượng tuyệt đối Bên cạnh đó, tất cả các kỹ thuật viên đều được hitachi đào tạo chuyên sâu và chọn lọc. Tổng hợp nên những nhân viên thật sự xuất sắc ở lại làm việc. Hứa hẹn sẽ đem lại cho quý khách dịch vụ bảo hành tủ lạnh hitachi tốt nhất, chất lượng hàng đầu cùng với cách phục vụ tận tâm nhất

Trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại Hà Nội đã triển khai dịch vụ bảo hành và sửa tủ lạnh hitachi mà quý khách không cần phải đem sản phẩm đến trung tâm. Và cam kết sửa được tất cả mọi sự số của tủ lạnh Hitachi, không phân biệt loại tủ lớn hay nhỏ, đời cũ hay mới và là loại thường hay loại side by side, INVERTER hiện đại nhất hiện nay.

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hơn, tốc độ xử lý công việc sẽ nhanh chóng và chu đáo hơn. Chúng tôi hiện tại đã xây dựng được nhiều địa chỉ chi nhánh trên nhiều quận trong khu vực trung tâm Thành Phố. Cố gắng tiếp cận khách hàng nhanh chóng chỉ sau 30 phút lưu thông Chính vì vậy, mọi gia đình không cần phải lo lắng gì hết. Hãy nhanh chóng liên hệ đến với trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại Hà Nội qua số máy 0941 559 995 để được hỗ trợ mọi lúc mọi nơi.

Sử dụng tủ lạnh vào mùa đông cần lưu ý gì


Vào mùa đông, khi thời tiết trở nên lạnh và ẩm thì nhu cầu sử dụng tủ lạnh có nhiều thay đổi. Vậy sử dụng tủ lạnh như thế nào cho an toàn và hiệu quả trong mùa đông này
1 Duy trì hoạt động cho tủ
Đối với thời tiết lạnh và ẩm như mùa đông, nhu cầu sử dụng của một số hộ gia đình sẽ không nhiều nên việc rút điện tủ lạnh để giảm đi lượng tiêu thụ điện năng thường hay xảy ra.
Nhưng thực tế điều này lại khiến tủ không hoạt động thường xuyên, không được sấy sẽ dẫn đến nguy cơ hư hỏng các bộ phận của tủ, suy giảm chất lượng cũng như tuổi thọ tủ.

Để tránh làm giảm chất lượng tủ và đồng thời giảm thiểu quá trình tiêu thụ điện năng khi sử dụng tủ vào mùa đông, chúng tôi khuyên bạn nên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh ở mức 1. Đây là mức thích hợp giúp tủ lạnh nhà bạn vừa tiết kiệm điện năng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định.
Lúc này, nhiệt độ trong tủ dao động khoảng 2-5 độ, phù hợp với nhu cầu bảo quản thức ăn của nhà bạn trong mùa đông.
2 Không chất quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh
Bất kể mùa đông hay mùa hè, bạn cũng không nên để quá nhiều thực phẩm tích trữ trong tủ lạnh. Thực phẩm sẽ bị hư hỏng nếu để quá thời hạn bảo quản.
Đồng thời, việc chất quá nhiều hay thường xuyên để thực phẩm tiếp xúc với phía trong cùng của tủ lạnh cũng sẽ khiến tất cả thức ăn bên trong tủ không được làm lạnh đều, gây hư hỏng thực phẩm và tiêu tốn nhiều điện năng. 
Vì vậy, bạn nên sắp xếp thức ăn một cách hợp lý cho tủ có khoảng không để lưu thông, đặc biệt là không để thực phẩm ở phía trước cửa gió thổi ra. Hãy chú ý đặt thực phẩm cách ra một khoảng so với phía trong của tủ lạnh.
3 Những món đồ nguy hiểm khi để trong tủ lạnh
Chúng ta biết rằng, vai trò chính của tủ lạnh là lưu trữ và bảo quản thực phẩm, nhưng không vì thế mà bạn có thể bỏ vào tủ tất cả các loại thực phẩm. Một số thực phẩm khi bỏ vào tủ lạnh sẽ dễ gây ra các tai nạn nghiêm trọng như các loại dung dịch, vật liệu dễ cháy hoặc dễ bay hơi: cồn, rượu, ...
Không chỉ vậy, với một số thực phẩm như bánh kem, trước khi bỏ vào tủ lạnh bạn cần loại bỏ hết đá khô dùng để giữ lạnh đi kèm. Bởi vì bản thân đá khô là carbon dioxide rất dễ bay hơi, không nên trữ trong các không gian bị bịt kín như tủ lạnh.
Khi cất trữ đồ uống có ga, bia, người dùng cũng cần chú ý đến nhiệt độ của tủ lạnh, tránh để chúng bị hóa đá khiến cho lượng khí CO2 bên trong bị dồn ép tạo thành áp suất cao gây nổ.
Một số thực phẩm có mùi, dễ lên men cũng cần bảo quản bao bọc cẩn thận, tránh sự phát triển của các loại vi khuẩn yếm khí gây hại tới thiết bị.
4 Một số thiết bị không nên đặt gần tủ lạnh
Các bộ phận bên trong tủ lạnh rất dễ bị kích ứng với một số thiết bị và gây ra cháy nổ, hư hỏng chẳng hạn như: lò vi sóng, nồi cơm điện hoặc các thiết bị điện từ khác. Điều này có thể tạo nên hiện tượng nhiễu điện từ, khiến cho việc kiểm soát nhiệt độ của thiết bị trở nên hỗn loạn.
Cụ thể, lò vi sóng và tủ lạnh đặt cạnh nhau sẽ gây ra cộng hưởng, dễ làm hỏng tủ, thậm chí có thể gây nổ. Các chai lọ thủy tinh cũng không được đặt trong ngăn đá hoặc ở khu vực có nhiệt độ quá thấp.
Bếp gas cũng cần đặt xa tủ lạnh bởi khi hoạt động tủ lạnh cũng có thể tạo các tia lửa gây cháy nổ. Các loại bình xịt côn trùng, bình phun hóa chất cũng cần hạn chế sử dụng gần tủ lạnh.
Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn không nên đặt tủ lạnh ở gần hoặc dưới các thiết bị được khuyến cáo trên.
5 Không nên dùng chung ổ cắm với thiết bị khác
Ở nhiều gia đình thường dùng chung ổ cắm của tủ lạnh với các thiết bị khác nhằm tiết kiệm và tiện lợi hơn. Nhưng điều này lại rất nguy hiểm bởi công suất hoạt động của tủ lạnh khá lớn, nhất là với tủ lạnh thường (không Inverter) khi khởi động có thể gây đoản mạch và tạo ra hỏa hoạn.
 Việc chia sẻ ổ cắm cũng có thể dẫn đến khoảng cách giữa các thiết bị quá gần, mang lại những tai nạn không đáng có.
6 Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên
Tủ lạnh sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ trở nên cũ và suy giảm các chức năng. Trên thực tế, với việc hoạt động hầu như 24 tiếng một ngày, gần như tất cả các ngày trong năm, thiết bị điện tử này sẽ rất dễ bị lão hóa và hư hỏng.

Việc kiểm tra và bảo dưỡng tủ định kì sẽ giúp tủ được sửa chữa, nâng cấp kịp thời, hoạt động ổn định và đảm an toàn hơn. Nếu các vấn đề của tủ bị phát sinh liên tục, bạn nên cân nhắc việc thay thế bằng một tủ lạnh mới để đảm bảo an toàn hơn.
Nguồn: www.baohanhtulanhhitachi.vn

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của tủ lạnh


Tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu để bảo quản thực phẩm. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những lưu ý khi sử dụng để tiết kiệm điện, tăng tuổi thọ cho tủ lạnh
1 Cấu tạo cơ bản của tủ lạnh
a. Dàn ngưng:
Là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ, một bên là môi trường làm mát (nước hoặc không khí).
Nhiệm vụ của dàn ngưng là thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường.
Vì thế, nó được lắp đặt: một đầu (đầu vào) được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao.
Dàn ngưng thường làm bằng sắt, đồng, có cánh tản nhiệt.

b. Máy nén (Block):
Chủ yếu là loại máy nén một hoặc hai pittong, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong.
 Nhiệm vụ của máy nén là: hút hết hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp và nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, đẩy vào dàn ngưng.
c. Chất làm lạnh(Gas):
Là chất lỏng dễ bay hơi đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh. Nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ sử dụng amoniac tinh khiết như là chất làm lạnh. Nhiệt độ bay hơi của nó là khoảng -27 độ C (khoảng -32 độ C).
 d. Dàn bay hơi:
Là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Nhiệm vụ của dàn bay hơi là thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Dàn này được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước máy nén trong hệ thống lạnh.
2 Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
Tủ lạnh sử dụng hơi nước khô để hấp thụ nhiệt. Nghe chừng đơn giản nhưng cơ chế làm việc của tủ lạnh tương đối phức tạp, với những cấu thành khác nhau và giữ vai trò quan trọng trong chu trình làm lạnh.
 Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh trải qua 4 bước như sau:
Bước 1: Nén khí gas (môi chất lạnh) tại máy nén:
Tủ lạnh có một máy nén (4) dùng để nén môi chất làm lạnh lên áp suất cao và nhiệt độ cao, lúc này trạng thái môi chất ở thể khí.
Bước 2: Ngưng tụ tại dàn nóng (1):
Sau khi đi qua máy nén, môi chất được đẩy tới dàn nóng tại đây môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được không khí làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp. Tại đây diễn ra quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ, chính vì vậy khi bạn sờ tay vào bên hông tủ nơi đặt dàn ngưng tụ bạn sẽ cảm thấy nóng.
 Bước 3: Giãn nở (2):
Tiếp theo môi chất lỏng ở áp suất cao đi qua thiết bị dãn nở (3) (Van tiết lưu) dưới tác dụng của van tiết lưu môi chất biến từ áp suất cao và nhiệt độ thấp thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp
Bước 4: Hóa hơi tại dàn lạnh (3):
Ở đây môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để hóa hơi, trong quá trình hóa hơi môi chất sẽ thu nhiệt của không khí trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường trong tủ lạnh. Sau khi hóa hơi thì môi chất lạnh ( khí gas) sẽ trở về máy nén để tiếp tục một chu kỳ mới

3 Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh 
Khi sử dụng tủ lạnh bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ cho tủ lạnh:

Nên đặt tủ lạnh cách tường tối thiểu 10 cm để đảm bảo lưu thông không khí làm mát dàn lạnh.
Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, khoảng nửa tháng một lần hoặc ít nhất là 1 lần mỗi tháng để tránh cho vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển. Hãy bắt đầu bằng việc vặn nút điều chỉnh từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện tủ lạnh hoặc rút nguồn ra. Lấy toàn bộ thực phẩm, giá đỡ trong tủ ra ngoài. Mở cửa tủ để tuyết trên ngăn đá tan chảy (không dùng dao, hay vật cứng để cạy tuyết trên ngăn đá), sau đó dùng khăn mềm lau khô.
Khi cọ rửa tủ lạnh cần tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ. Nên để tủ lạnh trở lại rồi mới đặt thực phẩm vào trong.
Khoảng 1 tháng 1 lần cho tủ lạnh nghỉ ngơi 30 phút bằng cách vặn nút điều chỉnh (thermostat) về vị trí (ON) hoặc (OFF), sau đó để tủ chạy bình thường.
Không nên nhồi nhét quá nhiều thứ vào tủ lạnh vì cần có đủ không gian để không khí trong tủ lạnh lưu thông tốt.
Hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần và thời gian mở lâu quá mức cần thiết. Làm như thế sẽ tiêu hao một lượng điện. Cũng không nên che kín các giá để thực phẩm trong tủ lạnh.
Không nên để thức ăn nóng trong tủ lạnh, vì sẽ làm ảnh hưởng đến bộ dàn làm mát, giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
Khi tủ lạnh tắt hoặc khởi động mà nghe tiếng kêu, có thể các vít bắt của dàn lạnh bị lỏng. Nên rút điện và đệm thêm miếng cao su vào, xiết chặt.
Nên làm sạch các loại đồ ăn thức uống trước khi cho vào tủ. Các loại thực phẩm có mùi đặc trưng, hay thức ăn mặn nên bỏ vào túi hay hộp kín rồi mới cho vào tủ lạnh, tránh tình trạng phát tán mùi, bay hơi mặn gây hiện tượng ăn mòn tủ lạnh.
Khi tủ lạnh không lạnh có thể do tủ lạnh chứa nhiều thực phẩm hoặc núm công tắc (rơ le) để không phù hợp. Nên lấy bớt thực phẩm ra ngoài, vặn núm công tắc lên nhiệt độ lạnh hơn. Kiểm tra lại độ lạnh sau khi điều chỉnh.
Nguồn:  www.baohanhtulanhhitachi.vn

Mua tủ lạnh ngăn đá trên hay ngăn đá dưới


Bên cạnh tủ lạnh mini, Side by Side thì các mẫu tủ lạnh 2 cửa có thiết kế ngăn đá và mát tách biệt vẫn được ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu và “làm mới” cho dòng tủ truyền thống này, các hãng sản xuất cho ra đời tủ lạnh 2 cửa có 2 thiết kế khác nhau ngăn đá trên và ngăn đá dưới khiến không ít người dùng băn khoăn không biết chọn mua loại nào. Vậy nên mua tủ lạnh ngăn đá trên hay tủ lạnh ngăn đá dưới? Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết sau đây
Ưu điểm của tủ lạnh ngăn đá trên
Tủ lạnh ngăn đá trên là loại tủ truyền thống được sử dụng nhiều trong các gia đình. Tủ có thiết kế 2 cửa gồm nhiều dung tích từ 150 lít – 450 lít phù hợp với không gian khác nhau. 
 Tủ lạnh ngăn đá trên sử dụng hệ thống làm lạnh đơn gồm 1 quạt thổi gió đặt tại ngăn đông đá
Về cấu tạo, tủ lạnh ngăn đá trên sử dụng hệ thống làm lạnh đơn gồm 1 quạt thổi gió đặt tại ngăn đông đá. Bên cạnh đó, tủ áp dụng nguyên tắc làm lạnh đối lưu không khí, luồng khí lạnh sẽ luân chuyển từ nơi có nhiệt độ thấp đến cao. Với cấu tạo và nguyên lý làm lạnh như vậy, tủ không chỉ vận hành ổn định mà ngăn mát còn có thể tận dụng được hơi lạnh từ ngăn đá bên trên giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ hiệu quả.
Một ưu điểm nữa của các mẫu tủ lạnh ngăn đá trên là giá thành dao động từ 4 triệu đồng – 17 triệu đồng phù hợp với túi tiền của nhiều người. Thiết kế bên trong nhiều ngăn chứa sắp xếp khoa học, giúp người sử dụng dễ dàng bảo quản thực phẩm nhất. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên sử dụng ngăn mát thì mức độ tiện lợi của dòng tủ này không được đánh giá cao cho lắm bởi người dùng phải cúi người để lấy thực phẩm ra ngoài.


Một số mẫu tủ lạnh ngăn đá trên được ưa chuộng hiện nay:
- Tủ lạnh Samsung Inverter 208 lít RT20HAR8DSA/S
- Tủ lạnh LG Inverter 187 lít GN-L205S
- Tủ lạnh Sharp 165 lít SJ-198P-CSA
- Tủ lạnh Panasonic Inverter 234 lít NR-BL268PSVN
- Tủ Lạnh Toshiba Inverter 186 lít GR-M25VUBZ(UB)
- Tủ Lạnh Electrolux Inverter 254 lít ETB-2600MG
Ưu điểm của tủ lạnh ngăn đá dưới
Cũng có kiểu dáng tương tự như tủ ngăn đá trên nhưng ở mẫu tủ lạnh này ngăn đông đá được thiết kế phía dưới, ngăn mát nằm ngang tầm người sử dụng.













Nhờ có cấu tạo máy nén đặt bên dưới gần buồng đông kết hợp ứng dụng công nghệ làm lạnh kép nên tủ lạnh ngăn đá dưới có khả năng tiết kiệm điện vượt trội. Không chỉ vậy, với dòng tủ này người sử dụng chỉ cần duy trì nhiệt độ ổn định tại 2 ngăn chứ không cần tận dụng hơi lạnh như ở tủ lạnh ngăn đá trên.
Tủ lạnh ngăn đá dưới có khả năng tiết kiệm điện tối ưu
Bên cạnh đó, ngăn mát được thiết kế bên trên, ngăn chứa rau củ quả được đặt ngang lưng tạo sự tiện nghi tối ưu và thoải mái hơn cho người sử dụng khi muốn sắp xếp hoặc lấy thực phẩm. Tuy nhiên đối với thiết kế này, giá thành sẽ tương đối cao hơn so với loại tủ có ngăn đá bên trên. Phụ thuộc vào dung tích, thương hiệu và công nghệ được tích hợp, tủ lạnh ngăn đá dưới có giá dao động từ 7 triệu đồng – 94 triệu đồng.

Tiện nghi hơn vì ngăn mát thiết kế ngang tầm mắt
Một số mẫu tủ lạnh ngăn đá dưới được ưa chuộng hiện nay:
- Tủ lạnh AQUA Inverter 301 lít AQR-IP346AB(DC)
- Tủ lạnh PANASONIC Inverter 255 lít NR-BV288XSVN
- Tủ lạnh ELECTROLUX Inverter 310 lít EBB-3200MG
- Tủ lạnh MITSUBISHI Inverter 326 lít MR-CX41EJ-BRW-V
- Tủ lạnh SHARP Inverter 556 lít SJ-FX630V-ST
Vậy nên mua tủ lạnh ngăn đá trên hay ngăn đá dưới còn phụ thuộc vào các tiêu chí chọn mua, điều kiện tài chính, không gian gia đình, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Tủ lạnh ngăn đá trên và ngăn đá dưới đều có thiết kế đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí cần thiết về sự tiện nghi, tiết kiệm điện cũng như những công nghệ làm lạnh giúp thực phẩm luôn tươi ngon. Do đó mua tủ lạnh ngăn đá trên hay ngăn đá dưới còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng đối tượng. Tủ lạnh ngăn đá trên sẽ phù hợp với những đối tượng muốn mua tủ lạnh tầm trung, không ngại cúi người khi lấy thực phẩm còn tủ lạnh ngăn đá dưới sẽ phù hợp với những gia đình thường xuyên lấy thực phẩm từ ngăn lạnh và có túi tiền tương đối thoáng.
Nguồn: www.baohanhtulanhhitachi.vn

Nguyên nhân khiến tủ lạnh đóng tuyết


Tủ lạnh của bạn sau một thời gian sử dụng, ngăn đá trên của tủ lạnh thường xuất hiện một lớp tuyết dày đặc bám bên trong. Lớp tuyết này không chỉ làm tốn diện tích mà còn gây lãng phí điện năng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tủ lạnh đóng tuyết. Cùng chúng tôi cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết tối ưu nhất nhé!
Tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết là như thế nào?
Hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết khác với đông đá. Ngăn đá của tủ lạnh có chức năng làm đông nước thành đá hay làm đông cứng các thực phẩm khác khi bảo quản trong ngăn đá, còn đóng tuyết là hiện tượng tuyết trắng (đá xốp) bám ngày càng dày trên thành tủ lạnh và bám trực tiếp trên đồ bảo quản bên trong tủ lạnh. Nếu để càng lâu lớp tuyết càng dày và dẫn tới khả năng làm lạnh giảm, hiệu suất thấp, không gian tủ lạnh bị thu hẹp.

Hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết làm không gian tủ lạnh thu hẹp
Biện pháp khắc phục tạm thời là tắt nguồn tủ lạnh, sử dụng máy sấy tóc để làm tan chảy hết băng tuyết bám trên thành tủ lạnh, sử dụng giấy và khăn lau để thấm hút nước.
Nguyên nhân của tủ lạnh bị đóng tuyết
- Do thói quen sử dụng tủ lạnh không tốt. Bạn thường xuyên mở cửa tủ, cho thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh, hoặc cửa ngăn đá bị hở, nên không khí và hơi nước vào nhiều, dẫn đến hiện tượng đóng tuyết lượng không khí vào trong tủ lạnh đó.
- Do lỗi trong bộ phận làm lạnh của tủ lạnh, với nguyên nhân này bạn nên gọi thợ đến kiểm tra sửa chữa để có kết quả nhanh nhất..
- Do bị đứt cầu chì nhiệt nằm trên ngăn đá. Nếu cầu chị nhiệt bị đứt thì bộ phận xả đã cũng sẽ ngưng hoạt động gây ra hiện tượng đá đóng thành tuyết trong tủ lạnh.
- Sò lạnh hay âm tủ lạnh không thông mạch, khiến thanh điện trở nóng lên khi tuyết phủ đầy dàn lạnh.
- Do Rơ – le xả hay còn gọi là Timer không đóng sang tiếp điểm xả đá gây ra tình trạng tủ lạnh không lạnh ngăn mát, làm cho rau củ quả bên dưới bị hư do không đủ hơi lạnh để bảo quản.
Tủ lạnh bị đóng tuyết gây tốn điện
Nếu tủ lạnh thường xuyên bị đóng tuyết thì bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để vệ sinh và xả tuyết cho tủ lạnh. Tình trạng này cũng làm cho hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt vì hơi lạnh trong tủ không thoát ra ngoài được do bị lớp tuyết chặn đường ống nên tủ lạnh phải hoạt động liên tục với công suất lớn hơn.
Nên xả tủ lạnh định kỳ để tránh tình trạng tuyết quá dày làm tốn điện nặng
Ngoài ra, khi tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đá sẽ làm cản trở sự lưu thông của hơi lạnh, lúc này hơi lạnh bị ứ đọng, ngăn cản quá trình làm đông đá. Đôi khi lớp tuyết quá dày còn làm cản trở hơi lạnh thổi xuống ngăn mát, khiến cho ngăn mát không làm lạnh được. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tủ lạnh hoạt động liên tục không tự ngắt, dẫn đến trường hợp tốn kém nhiều điện năng, quá tải gây hư hỏng linh kiện.
Hướng dẫn cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết
Đầu tiên, bạn phải tắt hết nguồn điện cho tủ lạnh để đảm bảo an toàn tránh các trường hợp nguy hiểm xảy ra ngoài ý muốn.
Sau đó lấy tất cả các thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài. Để đảm bảo rằng thực phẩm không bị hỏng khi để ra ngoài tủ lạnh bạn nên gói thực phẩm vào gói giữ nhiệt. Hoặc bạn có thể sửa tủ lạnh của mình khi thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh gần hết.

Bạn có thể kết hợp vệ sinh các ngăn của tủ lạnh bằng khăn mềm
Mở hết cửa của tủ lạnh để cho tuyết trong tủ lạnh tan ra, nên đặt một cốc nước nóng hoặc để quạt quay về phía tủ đá để tuyết trong tủ tan ra nhanh hơn.
Bạn có thể kết hợp vệ sinh bên trong các ngăn của tủ lạnh bằng cách dùng khăn lau sạch bên trong tủ lạnh. Lấy các khay nhựa trong ngăn đá và ngăn mát rửa sạch bằng nước và để chổ khô thoáng, chờ đến lúc tủ lạnh tan hết lớp băng tuyết chúng ta ráp các khay nhựa vào vị trí cũ.
Chọn mua tủ lạnh có công nghệ không đóng tuyết
Đối với những dòng tủ lạnh đời cũ lâu năm thì thường không có chức năng tự xả tuyết, do đó tủ lạnh đóng tuyết sau khoảng thời gian sử dụng là một trong những tình trạng hết sức bình thường.  Bạn nên xả tuyết định kỳ để giúp tủ làm lạnh tốt hơn.
Bạn có thể chọn mua dòng tủ lạnh mới có sử dụng công nghệ không đóng tuyết của Hitachi. Tủ lạnh Hitachi sử dụng công nghệ không đóng tuyết giúp bạn có thể sử dụng hoàn toàn 100% không gian dự trữ thực phẩm, bảo quản thực phẩm tốt hơn. Ngoài ra, người dung sẽ không còn tốn quá nhiều thời gian vệ sinh xả đông tủ lạnh một cách mệt mỏi và phức tạp.
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích để khắc phục được tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết, giúp bảo quản thực phẩm cũng như tiết kiệm điện cho gia đình.
Nguồn: www.baohanhtulanhhitachi.vn

Làm lạnh thông minh trên tủ lạnh Panasonic


Đảm bảo thực phẩm tươi ngon và tiết kiệm năng lượng là tiêu chí hàng đầu mà bất kỳ người dùng nào cũng quan tâm khi mua tủ lạnh. Hệ thống làm lạnh thông minh được xem là giải pháp thiết thực nhất mà tủ lạnh Panasonic mang lại cho người tiêu dùng.
1 Hệ thống làm lạnh thông minh trên tủ lạnh Panasonic có gì đặc biệt?
Sự ra đời của hệ thống làm lạnh thông minh là bước tiến đột phá đáng ghi nhận của Panasonic trong năm 2018. Hệ thống là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ Inverter, cảm biến Econavi và hệ thống điều chỉnh đa dụng Multi Control. Không chỉ làm lạnh tốt hơn để bảo quản thực phẩm tươi ngon, tròn vị, công nghệ này còn mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng đáng kinh ngạc (chỉ từ 1900đ/ngày).
 23 công nghệ cốt lõi của hệ thống làm lạnh thông minh
Công nghệ Inverter
Không còn quá xa lạ với người dùng, công nghệ Inverter có khả năng điều chỉnh tần suất vòng quay của máy nén tùy theo các điều kiện khác nhau để tối ưu hóa chương trình làm lạnh, tiết kiệm năng lượng tối đa. Nhờ có Inverter mà tủ lạnh sẽ vận hành hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí điện hơn, ít ồn và làm lạnh nhanh hơn.

Cảm biến Econavi
Cảm biến Econavi là công nghệ độc quyền của Panasonic. Với công nghệ này tủ lạnh có thể phát hiện năng lượng tiêu thụ không hiệu quả qua cảm biến, và tự động tối ưu hóa công suất làm lạnh, tránh lãng phí tiết kiệm năng lượng tối đa.
Cơ chế hoạt động của công nghệ Econavi
Công nghệ Econavi trên điều hòa Panasonic bao gồm 2 cảm biến: cảm biến hoạt động của con người (Human Activity Sensor) và cảm biến ánh sáng mặt trời (Sunlight Sensor).  Hai cảm biến này cùng hoạt động song song các tính năng như nhận biết vị trí, theo dõi sự chuyển động hay sự vắng mặt của con người, đo lường cường độ ánh sáng mặt trời để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Tính năng Tìm kiếm trong khu vực (Area Search)
Econavi có thể nhận biết được ví trí của con người trong phòng để điều chỉnh hướng gió phù hợp.
Đầu tiên, điều hòa sẽ quét toàn bộ phòng bằng cảm biến hồng ngoại và nhận biết vị trí có con người. Sau đó, hướng gió ở phía cửa gió sẽ được điều chỉnh để đem hơi mát (hơi ấm) về phía nơi con người ngồi. Do đó điều hòa không cần đẩy gió toàn bộ căn phòng gây lãng phí năng lượng mà vẫn đem lại sự thoải mái cho người sử dụng.
Econavi bao gồm 5 cảm biến:
Cảm biến đóng mở cửa cho phép phát hiện tần suất đóng mở cửa.
Cảm biến nhiệt độ bên ngoài tủ.
Cảm biến nhiệt độ bên trong tủ.
Cảm biến ánh sáng bên ngoài tủ.
Cảm biến lưu trữ
Là một loại cảm biến đặc biệt, được ra mắt năm 2014 và chỉ xuất hiện trên dòng tủ lạnh Panasonic ECONAVI 6 cửa nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản, tính năng cảm biến lưu trữ có thể nhận biết được sự thay đổi về lượng thực phẩm đang bảo quản nhờ vào ánh sáng bên trong tủ (bên trong sáng thì ít thực phẩm mà bên trong tối có nghĩa là tủ lạnh nhiều thực phẩm).
Từ đó, tủ lạnh sẽ tối ưu hóa khả năng làm mát sao cho phù hợp nhất, đảm bảo thực phẩm nhận được đầy đủ hơi lạnh lý tưởng nhưng vẫn tránh lãng phí điện năng.
Các loại cảm biến của công nghệ ECONAVI
Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về 5 loại cảm biến được sử dụng để tối ưu hóa tiết kiệm năng lượng của công nghệ ECONAVI trên tủ lạnh Panasonic

Cảm biến cửa
Có mặt tại tất cả các dòng sản phẩm tủ lạnh Panasonic ECONAVI, tính năng cảm biến cửa có khả năng nhận biết được tần suất đóng/mở cửa theo thói quen của gia đình bạn và ghi nhớ thói quen này. Nhờ vậy, tủ có thể tối ưu hóa nhiệt độ làm mát, giúp nhiệt độ bên trong luôn đạt mức lý tưởng nhưng vẫn tiết kiệm năng.
Cảm biến nhiệt độ bên trong
Khi bạn mở cửa tủ nhiều lần, hơi lạnh sẽ thất thoát khiến cho nhiệt độ trong tủ tăng lên. Lúc này cảm biến nhiệt độ bên trong sẽ tự động tăng khả năng làm lạnh sao cho nhiệt độ được cân bằng, giúp tủ tiết kiệm năng lượng mà không cần bạn tốn thời gian điều chỉnh nhiệt độ thủ công.
Cảm biến này được trang bị cho mọi dòng tủ lạnh Panasonic ECONAVI.
Cảm biến nhiệt độ phòng
Với khả năng nhận biết được nhiệt độ xung quanh tủ như thế nào, tính năng cảm biến nhiệt độ phòng sẽ điều chỉnh hoạt động của máy nén sao cho phù hợp nhất. Ví dụ: ngoài trời nắng nóng, tủ lạnh sẽ nhận biết được và tăng năng lượng làm lạnh lên để không ảnh hưởng đến thực phẩm bên trong.
Tính năng cảm biến nhiệt độ phòng được tích hợp trên tất cả tủ lạnh ECONAVI Panasonic.
Cảm biến ánh sáng
Chỉ tích hợp cho những dòng tủ lạnh Panasonic ECONAVI có bảng điều khiển bên ngoài, tính năng cảm biến ánh sáng ở bảng điều khiển cho phép tủ lạnh nhận biết được cường độ ánh sáng ngày và đêm, thời tiết nhiều nắng hay nhiều mây. Từ đó giảm công suất hoạt động khi về đêm (người dùng ít sử dụng) hoặc trong điều kiện ít ánh sáng mặt trời, góp phần tiết kiệm đáng kể điện năng cho gia đình.
Nguồn: www.baohanhtulanhhitachi.vn

Lắp đặt điều hòa tối ưu trong phòng ngủ và phòng khách


Chọn vị trí lắp đặt máy lạnh như thế phù hợp với phòng ngủ và phòng khách? Là câu hỏi được nhiều người dùng đặt ra. Bởi sau khi chọn mua được một chiếc máy lạnh ưng ý, thì việc lắp đặt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để có thể lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp nhất.
Lắp máy lạnh đúng cách
Trước khi lắp đặt máy lạnh, bạn nên xác định được vị trí cần lắp để đảm bảo máy có thể hoạt động tốt và có hiệu suất cao nhất. Một chiếc máy lạnh bao gồm hai bộ phận là dàn lạnh và dàn nóng.
+ Đối với dàn lạnh trong nhà phải được lắp ở vị trí trên cao, cách mặt đất khoảng 3m, cách trần nhà tối thiểu 40cm, hai bên và phía trước không có vật cản hoặc bị thiết bị sinh nhiệt, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào máy.
+ Với dàn nóng nhà phải được lắp đặt ở vị trí thoáng gió, hai bên và phía trước máy không có vật cản hoặc thiết bị sinh nhiệt; không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào máy; phía sau máy nếu có vật cản phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 60cm.

Vị trí lắp đặt điều hòa

Khoảng cách giữa hai cụm trong và ngoài nhà không nên lắp quá xa nhau hoặc chiều cao chênh lệch giữa hai cụm quá lớn vì có thể làm giảm hiệu suất của máy. Thông thường, khoảng cách giữa hai cụm từ 8m-10m và chênh lệch chiều cao không quá 5m là tốt nhất. Đường ống dẫn khí xuyên tường và ống thoát nước phải được quấn 1 lớp bảo ôn cách nhiệt để tránh rò rỉ nước thải khi máy vận hành, làm hỏng tường và các thiết bị khác. Khi khoan lỗ đặt đường ống dẫn khí xuyên tường bạn nên chú ý lỗ khoan phải chênh từ trong ra ngoài với tỉ lệ tối thiểu 5% để đảm bảo thoát nước tốt.
Vị trí lắp máy lạnh thích hợp trong phòng khách
Trong mỗi căn nhà, phòng khách là nơi có vị trí quan trọng nhất, nơi tập trung mọi sinh hoạt của gia đình và chào đón khách. Do đó việc chọn vị lắp đặt máy lạnh rất quan trọng vì nó quyết định đến tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà và sức khỏe gia đình bạn.
Phòng khách thường là phòng rộng và có cửa ra vào, hằng ngày sẽ có nhiều lượt ra vào, do vậy bạn nên chú ý chọn mua máy lạnh có công suất lớn hơn một chút. Đặc biết tránh lắp máy lạnh ở hướng thẳng cửa ra vào thì như vậy sẽ khiến luồng khí lạnh ra thẳng ngoài, dẫn đến tốn hơi lạnh và điện năng. Bạn cũng không nên đặt máy lạnh ở phía trên sofa vì gió từ máy lạnh sẽ thổi trực tiếp vào người ngồi trên ghế, tạo ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với phòng khách, bạn có thể chọn những loại máy lạnh thế hệ mới, với thiết kế đẹp, sang trọng để biến nó thành vật trang trí cho không gian nội thất. Và bạn có thể đặt nó ở phía trên cửa ra vào hoặc trên kệ sách để tôn thêm nét đẹp cho gian phòng khách nhà mình.
Vị trí lắp đặt máy lạnh thích hợp trong phòng ngủ
Vị trí lắp đặt máy lạnh trong phòng ngủ tốt nhất là bên trái hoặc bên phải cửa ra vào. Đây là cách lắp đặt tốt cho vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với gia đình có người lớn tuổi và trẻ em. Bạn tuyệt đối không được đặt máy lạnh phía trên giường ngủ, bởi cửa tản gió sẽ thổi trực tiếp không khí lạnh xuống người dùng hoàn toàn không tốt cho giấc ngủ.

Lắp điều hòa cho phòng ngủ

Ngoài ra, trong phòng ngủ bạn cũng không nên lắp đặt máy lạnh ở những nơi như: ngay trên nóc tủ quần áo, tủ lạnh, trên ti vi … vì những thiết bị này thường tỏa ra nhiệt lượng cao, máy lạnh sẽ hoạt động hết công suất để làm mát không khí, dẫn đến lương điện năng tiêu thụ cao hơn.
Đặt điều hòa trong 1 tủ hay trong một đơn vị nội thất mở
Điều hòa được lắp đặt bên trong một chiếc tủ sách, tủ treo,... (như hình minh họa) là cách lắp đặt giúp cho căn phòng của bạn trong gọn gàng và hài hòa hơn. Ở vị trí này, từ trên cao không khí lạnh sẽ lan tỏa xuống khắp phòng, làm mát cho người sử dụng.
Thông thường, cách lắp đặt này được chọn khi lắp điều hòa cho phòng khách. Máy sẽ góp phần làm tôn thêm sự sang trọng và tinh tế hơn cho căn phòng.
Đặt bên trên 1 kệ sách
Cách lắp đặt này được xem là một cách làm chuyên nghiệp. Thay vì giấu máy sâu trong đồ nội thất hay đặt nó tại các góc khuất, với bí kíp này, điều hòa có thể được trưng bày ra nhiều nhất có thể.
Không còn là một chiếc hộp treo lơ lửng giữa tường. Giờ đây ta chỉ cần lắp đặt nó trên một kệ sách cao, có cùng gam màu, kích cỡ với máy và đồ đạc trong phòng. Không gian phòng sẽ được mở rộng tối đa, cách lắp đặt không những không tạo sự bất tiện mà như một cách làm mới cho căn phòng vậy.
Lắp đặt điều hòa bên cạnh giường ngủ
Vị trí lắp đặt điều hòa trong phòng ngủ tối ưu nhất là đây. Điều hòa chỉ nên được đặt bên trái hoặc bên phải của giường ngủ.
Không nên lắp máy đối diện trực tiếp với giường để tránh khí lạnh thổi vào người. Vì khi ngủ, sức đề kháng của hệ hô hấp rất yếu, dễ bị tổn thương gây hại cho sức khỏe. Đặt máy tại 2 bên giường, khí lạnh sẽ lan tỏa nhẹ nhàng, giúp bạn có một giấc ngủ thoải mái hơn.

Sử dụng điều hòa đúng cách không gây hại cho sức khỏe

Như chúng ta đã biết, điều hòa, máy lạnh luôn là sản phẩm quan trọng và là giải pháp hữu hiệu mỗi mùa hè đến. Nhưng nên nhớ rằng mở điều hòa và chọn nhiệt độ như thế nào để làm lạnh nhanh mà không lãng phí, tốn kém điện năng và đặc biệt là không ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình và gia đình là điều vô cùng quan trọng. Các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn xóa bỏ những băn khoăn, lo lắng đó.
Tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa
Trong bài viết trước, chúng tôi đã có đề cập đến Bí quyết sử dụng máy lạnh điều hòa tiết kiệm điện trong mùa hè. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý thêm cho bạn một số mẹo dùng điều hòa tiết kiệm điện.
Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ "Cool" (hơi lạnh, hình ảnh biểu thị là bông tuyết) sang chế độ "Dry" (trừ ẩm, hình ảnh biểu thị là giọt nước). Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không quá thấp dưới 23oC và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài. Tuy nhiên, những ngày nắng nóng mà độ ẩm thấp thì việc sử dụng chế độ "Dry" không có ý nghĩa mấy bởi nó không có chức năng làm giảm nhiệt độ, khiến không khí trong phòng vẫn nóng, khó chịu và khi đó, lựa chọn duy nhất để làm mát là chuyển sang chế độ "Cool".

Lựa chọn dòng điều hòa tiết kiệm điện Inverter cũng là yếu tố quan trọng để tiết kiệm được một lượng lớn tiền điện.
Sử dụng một cách linh hoạt các chế độ trên điều khiển điều hòa cũng giúp người sử dụng tiết kiệm được khá nhiều điện năng.Ví như: Khi ngủ, người sử dụng có thể để điều hòa ở chế độ Sleep. Ở chế độ này máy sẽ tự động làm tăng nhiệt độ phòng lên 1oC - 3oC khi về sáng, giúp cơ thể dễ chịu hơn trong khi ngủ và cũng tiết kiệm điện hơn
Để tiết kiệm điện, nhiều người có thói quen khi phòng đã đủ lạnh thì lập tức tắt máy điều hòa và bật lại khi nhiệt độ phòng tăng lên! Có trường hợp chỉ bật máy lạnh 15 phút, phòng hơi lạnh một chút thì tắt, 15 phút sau bật lại.
Thực tế, đây là một kiểu "tính toán phức tạp nhưng sai lầm thì vẫn đầy rẫy", vì khi khởi động lại, điều hòa tiêu thụ rất nhiều điện năng. Thay đổi trạng thái nóng - lạnh liên tục cũng làm cơ thể bạn khó chịu. Cách hợp lý nhất là nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, chứ không nên tắt hẳn máy điều hòa. Chênh lệch nhiệt độ lý tưởng giữa nhiệt độ phòng điều hòa và nhiệt độ bên ngoài là khoảng 7oC.
Sử dụng điều hòa không gây hại cho sức khỏe
Không phải tránh được cái nóng của mùa hè bằng điều hòa, máy lạnh là bạn đã đảm bảo được sức khỏe cho gia đình. Có một điều chắc chắn là ai cũng chủ quan khi dùng điều hòa mà không nghĩ tới việc nếu ở môi trường này quá lâu thì sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bình thường, nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng từ 36,5oC - 37oC, trong khi nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè có thể cao tới 40oC - 41oC và nhiệt độ phòng điều hòa thường duy trì thấp dưới 26oC, thậm chí có người đặt thấp đến 16oC - 18oC. Sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ phòng ở mức lớn và đột ngột tới 8oC - 9oC sẽ làm cho cơ thể không thích nghi kịp. Nếu quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên thì sẽ gây ra những tác dụng không tốt đối với sức khỏe.
 Thay đổi trạng thái nóng - lạnh liên tục cũng làm cơ thể bạn khó chịu.
Chính vì vậy, khi dùng điều hòa, máy lạnh, để không gây hại cho sức khỏe, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
Khi sử dụng điều hòa, độ ẩm trong phòng điều hòa thường khá thấp (thường chỉ dao động trong khoảng 40% - 50%), trong khi độ ẩm ngoài trời cao hơn (thường trên 70%). Đây cũng là nguyên nhân khi ở trong phòng điều hòa da thường khô, môi se và dễ khát nước. Chênh lệch độ ẩm đột ngột cũng làm cho hệ hô hấp, bề mặt da của cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến dễ bị tổn thương.
Ngồi trong trong phòng điều hòa, máy lạnh lâu, nhất là khi ít vận động (khi ngủ, ngồi làm việc, xem ti vi...) dễ làm giảm thân nhiệt cơ thể, đặc biệt là các trường hợp ăn uống không đủ dinh dương, đang mắc bệnh... Thân nhiệt cơ thể giảm làm giảm sức đề kháng và tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát sinh, phát triển, gây bệnh. Bệnh phổ biến nhất là viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản...) vì mũi, miệng của chúng ta là cửa ngõ quan trọng mà vi sinh vật dễ dàng xâm nhập. Trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi...

Ngồi trong trong phòng điều hòa lâu, nhất là khi ít vận động dễ làm giảm thân nhiệt đột cơ thể.
Tổn thương xương khớp cũng là một nguy cơ dễ gặp phải khi sử dụng điều hòa, máy lạnh thường xuyên ở nhiệt độ thấp. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa nhiệt độ bên trong cơ thể với nhiệt độ bên ngoài môi trường sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể sẽ co lại, gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân làm cho các khớp bị tổn thương và gây ra nhiều triệu chứng đau nhức như: chân tay mỏi, đau cứng khớp cổ...
Chính vì thế, khi sử dụng điều hòa, bạn nên chỉnh nhiệt độ ở mức hợp lý, không chênh lệch quá cao với môi trường ngoài. Ví dụ, vào mùa hè, mức nhiệt độ điều hòa, máy lạnh lý tưởng vào ban ngày là 24oC - 26oC, còn vào ban đêm là 26oC - 28oC; ngoài ra bạn nên dùng thêm các loại quạt để tăng độ mát trong phòng mà không cần chỉnh điều hòa xuống nhiệt độ quá thấp. Để tránh bị khô da, bạn hãy sử dụng thêm các loại máy tạo độ ẩm
Nguồn: www.baoduongdieuhoa24h.com

Chọn mua điều hòa có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng

Không phải ngẫu nhiên mà các hãng sản xuất đưa ra các mẫu điều hòa, máy lạnh có công suất hoạt động khác nhau do công suất điều hòa quyết định đến khả năng đáp ứng nhu cầu làm mát trong một diện tích nhất định. Vì vậy, để sử dụng thiết bị này thật hiệu quả thì việc lựa chọn công suất điều hòa, máy lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế là một yếu tố hàng đầu mà người tiêu dùng luôn cần quan tâm.
Khi chúng ta nói về công suất của máy điều hòa nhiệt độ, máy lạnh thì thực ra có 2 loại công suất, đó là công suất làm lạnh và công suất tiêu thụ điện, với các đơn vị tính khác nhau như BTU/h, HP (còn được gọi là "mã lực" hay dân dã hơn là "ngựa") hay kW.
1. Lựa chọn điều hòa theo công suất
Thể tích làm lạnh chính là yếu tố được sử dụng để tính toán công suất sử dụng của điều hòa, máy lạnh. Bạn cần phải dựa vào yếu tố diện tích, thể tích không gian cần làm lạnh để tính ra thể tích của căn phòng.
Công suất của điều hòa được tính theo đơn vị BTU/h. Máy điều hòa nhỏ nhất trên thị trường thường có công suất 9.000 BTU/h.
Số BTU/h là công suất truyền nhiệt giữa hai phần của máy chứ không phải công suất tiêu thụ điện của máy. Để đơn giản, người ta thường có xu hướng gọi tắt BTU/h là BTU. Công suất tiêu thụ điện của máy điều hòa 9.000 BTU là khoảng 0,97kW.

Điều hòa Daikin 1 chiều Inverter 9000BTU FTKS25GVMV/RKS25GVMV.
Theo cách dùng đơn vị BTU/h (hay ngắn gọn là BTU), công suất điều hòa trên thị trường gồm các loại phổ biến như sau
Điều hòa, máy lạnh 1 HP tương đương 9.000 BTU.
Điều hòa, máy lạnh 1,5 HP tương đương 12.000 BTU.
Điều hòa, máy lạnh 2 HP tương đương 18.000 BTU.
Công thức tính toán công suất điều hòa theo thể tích phòng
Một mét khối (1m3) cần công suất làm lạnh tương đương với 200 BTU. Từ đó ta có công thức Công suất (BTU) = V x 200 hoặc Công suất (HP) = V x 200/9000, trong đó V là thể tích không gian lắp điều hòa. Một số ví dụ cụ thể:
Phòng có kích thước: (3 x 4 x 3.5) m3 = 42m3 thì chọn điều hòa, máy lạnh 1 HP.
Phòng có kích thước: (4 x 5 x 3.5) m3 = 70m3, chọn điều hòa, máy lạnh 1,5 HP hoặc 2 HP.
Phòng có kích thước: (5 x 6 x 3.5) m3 = 105m3, chọn điều hòa, máy lạnh 2,5 HP.
Công thức tính toán công suất điều hòa theo diện tích phòng
Công thức tính toán công suất dựa theo diện tích phòng: Công suất (BTU) = chiều cao phòng x diện tích phòng  x 600/3.3.
Chẳng hạn phòng có diện tích 16m2 và chiều cao 3.6m, ta tính công suất điều hòa, máy lạnh cho phòng bằng phép tính: 3.6 x 16 x 600/3.3 = 10.472 (BTU). Một số ví dụ cụ thể:
Diện tích phòng 15m trở xuống nên sử dụng điều hòa có công suất 9.000 BTU.
Diện tích phòng khoảng 15-20m2 nên sử dụng điều hòa có công suất 12.000 BTU.
Diện tích phòng trên 20m2 nên sử dụng điều hòa có công suất 18.000 BTU.
2. Lựa chọn điều hòa theo không gian sử dụng
Điều hòa, máy lạnh cho gia đình
Nên chọn loại có công suất nhỏ vì không cần làm lạnh quá nhiều. Nếu sử dụng điều hòa, máy lạnh cho phòng khách hay phòng bếp cần cộng thêm 0,5Hp vì chúng ta thường xuyên đi lại và tỏa ra nhiệt lượng nhiều, cụ thể:
Thể tích phòng khoảng 40m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 1,0 HP (9.000 BTU).
Thể tích khoảng 60m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 1,5 HP (12.000 BTU).
Thể tích khoảng 80m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 2,0 HP (18.000 BTU).
 
Phòng ngủ chỉ cần máy lạnh công suất nhỏ là đáp ứng đủ nhu cầu điều hòa nhiệt độ trong phòng.
Điều hòa, máy lạnh cho quán cafe, nhà hàng
Do đặc thù đông người và thường xuyên mở cửa ra vào nên bạn phải chọn loại máy lạnh có công suất tương đối lớn, cụ thể:
Thể tích khoảng 30m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 1,0 HP (9.000 BTU).
Thể tích khoảng 45m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 1,5 HP (12.000 BTU).
Thể tích khoảng 60m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 2,0 HP (18.000 BTU).
Điều hòa, máy lạnh cho khách sạn
Khách sạn thường cho thuê phòng trong thời gian ngắn hạn cho nên từ khi vào phòng, người sử dụng thường luôn muốn căn phòng phải được làm lạnh nhanh. Vì thế, bạn nên chọn những điều hòa có công suất lớn, làm lạnh nhanh, cụ thể:
Thể tích khoảng 35m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 1,0 HP (9.000 BTU).
Thể tích khoảng 70m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 2,0 HP (18.000 BTU).
Điều hòa, máy lạnh cho văn phòng
Văn phòng làm việc thường có số lượng người ổn định và có trang bị máy tính làm việc cho mỗi người cũng như các thiết bị văn phòng khác như máy photo, máy fax, máy in... Nếu trường hợp ít người và số lượng máy thiết bị không nhiều, bạn có thể tính như điều hòa cho phòng khách gia đình. Cụ thể:
Thể tích khoảng 35m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 1,0 HP (9.000 BTU).
Thể tích khoảng 55m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 1,5 HP (12.000 BTU).
Thể tích khoảng 70m3 nên chọn điều hòa, máy lạnh 2,0 HP (18.000 BTU).
 
Văn phòng không có quá nhiều nhân viên và thiết bị có thể tính toán công suất điều hòa, máy lạnh như tại các gia đình.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ dễ dàng chọn được sản phẩm điều hòa, máy lạnh phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.
Nguồn: www.baoduongdieuhoa24h.com

Nên mua thêm ổn áp cho tủ lạnh


Sử dụng diện áp ổn định sẽ giúp tủ lạnh hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao hơn. Vậy, có cần mua thêm ổn áp cho tủ lạnh? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé
Lắp đặt ổn áp cho tủ lạnh tùy thuộc vào đời tủ
Đối với các loại tủ lạnh thì tùy theo nhu cầu mới lắp ổn áp. Đối với những sản phẩm tủ lạnh đời mới trong khoảng 5 năm trở lại đây, đều được trang bị bộ mạch trễ khi mất điện. Khi đó, tủ lạnh sẽ ngừng từ 3 – 5 phút mới đóng điện trở lại, để đảm bảo khí gas quay trở về máy nén. Nhờ vậy, có thể tránh được trường hợp khí gas chưa về hết sẽ dễ gây kẹt máy nén và cháy động cơ.
 Tủ lạnh đời mới không cần ổn áp
Do đó, nếu gia đình bạn được trang bị những dòng tủ lạnh đời mới, có thể không cần lắp thêm ổn áp, tiết kiệm được chi phí không cần thiết.
Còn những dòng tủ lạnh cũ, trên 5 năm thì chưa được lắp bộ mạch trễ nên khi sử dụng với ổn áp có mạch trễ, sẽ hạn chế được trường hợp gas chưa về hết, giúp tăng tuổi thọ cho tủ.
Lắp đặt ổn áp cho tủ lạnh tùy thuộc vào độ ổn định của dòng điện
Ở các thành phố lớn, đa phần nguồn điện lưới khá ổn định, vì vậy,lắp thêm ổn áp cho tủ lạnh đôi khi không cần thiết. Không những vậy, việc lắp thêm ổn áp cho tủ còn làm hao tốn điện năng vì phải có thêm ổn áp.

 Ở thành phố lớn có thể không cần ổn áp cho tủ lạnh
Song, các khu vực vùng sâu vùng xa hoặc những nơi có mạng điện không ổn định, có nguồn điện trồi sụt bất thường thì máy nén tủ lạnh có thể bị hoạt động chập chờn, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh. Khi đó, thì việc sử dụng ổn áp cho tủ lạnh nói riêng và thiết bị điện nói chung là vô cùng cần thiết. Bởi thiết bị điện, trong đó có tủ lạnh, là những thiết bị đòi hỏi có nguồn điện áp ổn định.
Như vây, trước khi mua tủ lạnh, bạn nên tìm hiểu kỹ mạng lưới điện nơi mình sinh sống. Nếu nguồn điện chập chờn, không ổn định, hay mất điện đột ngột thì bạn nên sử dụng ổn áp để tăng tuổi thọ cho tủ.
 Nên lựa chọn ổn áp phù hợp với tủ lạnh
Khi quyết định sử dụng ổn áp, thì bạn nên lựa chọn ổn áp phù hợp với tủ lạnh, tránh gây lãng phí. Theo các chuyên gia điện lạnh, khi điện áp nguồn điện chênh lệch quá 10% so với điện áp danh định của tủ, có thể dẫn đến hư hỏng, cháy động cơ vì không khởi động được hoặc vì quá tải. Do vậy, bạn nên chọn ổn áp có công suất phải lớn hơn công suất tiêu thụ của tủ lạnh khỏang 1.5 lần. Chẳng hạn, nếu động cơ tủ là 120 W thì bạn có thể dùng ổn áp 220 W cho tủ.
Như vậy, trên đây là một số thông tin về việc lắp đặt ổn áp cho tủ lạnh. Nếu có thắc mắc hay chia sẻ gì, hãy bình luận vào phần bên dưới để có được phản hồi nhanh nhất

Tác dụng của ổn áp tủ lạnh
ổn áp tủ lạnh thường được gọi là thiết bị bảo vệ tủ lạnh hoặc relay bảo vệ tủ lạnh. Đây là thiết bị thường được đi kèm
Thiết bị ảo vệ tủ lạnh, là thiết bị điện đi kèm với tủ lanh nhằm mục đích chống sốc nghẹt gas, chống chập cháy, nâng cao tuổi thọ cho tủ lạnh và bảo đảm an toàn cho gia đình trong quá trình sử dụng tủ lạnh.
Trong mỗi gia đình hiện nay, từ thành thị đến nông thôn, gần như đều sử dụng tủ lạnh. Tùy theo nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình sử dụng tủ lạnh với những dung tích khác nhau, từ 125l -500l…
Tuy nhiên, ở nhiều khu vực có chất lượng điện lưới không tốt, thưởng xuyên chập chờn, bị yếu, quá áp, mất điện đột ngột…., dẫn đến sốc gas, chết lốc, chập cháy hư hỏng tủ lạnh.
Cách sử dụng ổn áp tủ lạnh 
+ Chọn mua đúng loại phù hợp với nguồn điện dùng cho tủ lạnh ở nhà bạn .
+ Cắm phích cắm của thiết bị bảo vệ vào nguồn điện sử dụng .
+ Cắm phích cắm của tủ lạnh vào ổ cắm mặt ở mặt sau của thết bị bảo vệ. Nếu nguồn điện ổ định, sau 5 đến 7 phút rơle sẽ tự đóng điện cho thiết bị lạnh. Đèn xanh sáng báo hiệu có điện áp ra cho thiết bị lạnh làm việc bình thường .
+ Rơle sẽ tự động ngắt điện 250V và thấp hơn 160V, hoặc chập chờn. Lúc này đèn Đỏ sẽ sáng và đèn Xanh sẽ tắt báo hiệu thiết bị lạnh không được cấp điện .
+ Khi điện áp nguồn trở lại bình thường, rơle sẽ tự động đóng điện cho thiết bị lạnh sau một khoảng thời gian trễ từ 5 đến 7 phút .
Cách điều chỉnh ổn áp
Trước đây, khi máy ổn áp còn sơ khai, cách điều chỉnh ổn áp dựa vào núm vặn phía mặt trước. Người sử dụng cần chỉnh thủ công theo từng thời điểm khác nhau.
Lúc đó, ổn áp đơn giản chỉ là bộ “súp vôn tơ”, cơ cấu rất đơn giản. Công suất của máy cũng khá giới hạn, thường chỉ là máy 1KVA – 2KVA – 3KVA – 4KVA – 5KVA.
Tuy nhiên, theo thời gian, công nghệ sản xuất ổn áp hiện đã ở một tầm cao mới! Máy ổn áp hiện nay đã được tự động hóa 100%, không cần tương tác.
Người dùng chỉ cần đấu lắp máy vào hệ thống điện gia đình là máy có thể hoạt động ngay. Tất nhiên trong trường hợp không xảy ra phát sinh như quá tải hay quá dải.
Nguồn: www.baohanhtulanhhitachi.vn

Tiết kiệm điện hiệu quả cho tủ lạnh, bà nội trợ nên biết


Các mẹo nhỏ đơn giản sau đây sẽ giúp số tiền điện hằng tháng của gia đình bạn giảm đi đáng kể. Sử dụng tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp tăng tuổi thọ của tủ, mà còn tiết kiệm đáng kể điện năng sử dụng. 
Điều chỉnh nhiệt độ
Tùy theo thời tiết mà bạn có thể tùy chỉnh tăng giảm nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Không nên vặn nhiệt độ ở mức 5 vì rất tiêu hao năng lượng. Vào mùa lạnh, bạn có thể chỉnh độ lạnh xuống mức 3, tăng lên mức 4 vào những ngày nóng để tiết kiệm điện cho tủ lạnh hiệu quả.
Hạn chế đóng mở cửa tủ
 Hạn chế đóng mở cửa tủ lạnh
Khí lạnh sẽ thoát hơi khi cửa tủ mở, do đó tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh lại từ đầu. Vậy nên đừng mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát.

Không bỏ đồ nóng vào tủ
Thức ăn nóng sẽ làm tăng nhiệt độ trong tủ lạnh và khiến nó phải vận hành với công suất cao hơn. Do đó hãy để món ăn nóng nguội đi trước khi cho vào tủ lạnh.
Dùng chén đĩa bằng thủy tinh hoặc sứ
 Nên dùng hũ và hộp thủy tinh đựng thức ăn
Thủy tinh và sứ giúp cân bằng nhiệt độ trong tủ lạnh tốt hơn là các hộp đựng thức ăn bằng nhựa. Nhớ đậy nắp để ngăn đọng nước.
Không để đồ ăn dựa sát vào thành trong của tủ
Thường xuyên để thực phẩm tiếp xúc với phía trong cùng của tủ lạnh sẽ làm rau củ dễ bị hỏng, chưa kể là khiến tủ làm lạnh làm việc kém hiệu quả, dẫn đến tốn điện hơn. Hãy chú ý để thực phẩm cách ra một khoảng với phía trong của tủ lạnh.
Tránh các nguồn nhiệt
Không đặt tủ lạnh gần các nguồn nhiệt như bếp gas, nồi cơm điện, lò vi sóng, cũng như ánh sáng mặt trời.
Không để tủ lạnh sát tường
Không nên kê tủ lạnh sát tường vì tủ cần có chỗ để tỏa nhiệt, giúp nó làm việc hiệu quả hơn. Chuyện này đặc biệt quan trọng vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và mau xuống cấp.
Quét dọn phía sau tủ
 Hút bụi thường xuyên cho hệ thống điện phía sau tủ lạnh
Bộ làm lạnh đằng sau tủ lạnh cần được quét dọn, hút bụi thường xuyên để tránh bụi bẩn làm tắc nghẽn hệ thống. Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì việc vệ sinh càng phải thường xuyên hơn vì đây là nơi lý tưởng cho lông động vật “trú ngụ”.
Rã đông trong tủ lạnh
 Rã đông đồ lạnh trước một đêm
Thay vì rã đông bằng lò vi sóng, hãy rã đông tự nhiên bằng cách cho thức ăn vào ngăn mát tủ lạnh trước đó một đêm. Thực phẩm rã đông từ từ thường ngon miệng hơn, mà còn tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ nữa.
Không để tủ lạnh quá trống cũng đừng quá đầy ắp
 Tủ lạnh chứa nhiều nước sẽ làm việc hiệu quả hơn
Tủ lạnh đầy thức ăn sẽ làm lạnh nhanh hơn so với tủ lạnh trống. Nếu tủ lạnh bạn không chứa nhiều đồ, hãy để nhiều chai nước vào làm lạnh trong tủ. Như thế tủ lạnh sẽ hoạt động hiệu quả hơn mà lại ít tốn điện năng.
Quá nhiều thực phẩm trong tủ sẽ ngăn chăn sự lưu thông khí lạnh, dẫn đến làm lạnh kém hiệu quả hơn. Cần tránh chèn đồ ăn vào quạt tỏa hơi lạnh của tủ.
Kiểm tra cửa hít
 Kiểm tra độ hít của ron cao su
Các ron cao su ở cửa sau một thời gian dài sử dụng có thể bị hỏng hóc, làm tủ bị thoát khí lạnh. Thử nghiệm bằng cách kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu bạn dễ dàng kéo tiền đi dọc theo khe hở thì ron cao su nhà bạn cần được thay thế. Ngoài ra, cũng cần nhớ vệ sinh chúng thật cẩn thận để tránh bụi bẩn nhé.
Vệ sinh dàn ngưng thường xuyên
Bộ phận dàn ngưng – làm bằng kim loại và được lắp đặt phía sau tủ lạnh, có chức năng loại bỏ sức nóng từ máy nén.
Do đó, bạn cần vệ sinh dàn ngưng ít nhất 6 tháng/ 1 lần (hoặc 1 năm/1 lần), để tránh được bụi bẩn bám vào.
Dàn ngưng hoạt động tốt thì máy nén sẽ không làm việc quá vất vả để làm lạnh thực phẩm. Đồng thời, thực phẩm sẽ được bảo quản tốt hơn và tủ lạnh sẽ tiêu thụ điện năng ít hơn.
Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh
Trước khi đặt vào tủ lạnh, thức ăn cần được cho vào hộp đựng thực phẩm hoặc được bọc kín thực phẩm. Điều này sẽ làm cho thức ăn giữ được độ tươi và độ ẩm tốt hơn trong môi trường lạnh.
Không những thế, máy nén của tủ lạnh sẽ làm việc hiệu quả hơn để điều hòa được lượng khí ẩm bên trong tủ. Có thể nói, việc bọc kín thực phẩm góp phần làm cho máy nén hoạt động công suất ít hơn, dẫn đến tủ lạnh sẽ sử dụng điện năng ít hơn.

Mẫu mã tủ lạnh
Nếu có điều kiện, bạn nên chuyển sang các dòng tủ lạnh inverter để tiết kiệm điện hiệu quả hơn nữa. Các tủ lạnh side-by-side thường tốn điện hơn từ 7% đến 13% so với tủ lạnh có ngăn đá trên. Đây cũng là một trong những điều bạn cần lưu ý khi lựa chọn tủ lạnh tiết kiệm điện. Tương tự vậy tủ lạnh mini rất ít tốn điện, phù hợp với gia đình nhỏ, bạn trẻ độc thân.
Hi vọng các mẹo kể trên sẽ giúp bạn tiết kiệm được đáng kể số khối điện mỗi tháng! Hãy tập thói quen sử dụng tủ lạnh đúng cách để tủ lạnh bền hơn, tiết kiệm tiền hơn, mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả nhà
Nguồn: www.baohanhtulanhhitachi.vn

Chú ý an toàn khi sử dụng tủ lạnh


Để tủ lạnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất đồng thời đảm bảo được an toàn cho người sử dụng. Trung tâm sẽ chia sẻ một số thông tin đảm bảo an toàn cũng như những lưu ý mà người dùng cần ghi nhớ khi sử dụng tủ lạnh.
Sau khi mua cho gia đình mình một chiếc tủ lạnh mới, các bạn nên thực hiện một số yêu cầu sau để đảm bảo an toàn, tránh cháy nổ, giặt điện cho quá trình sử dụng ban đầu cũng như lâu dài.
1. Khi lắp đặt sản phẩm:
Khi lắp đặt tủ lạnh, các bạn nên nhờ sự giúp đỡ của nhân viên kỹ thuật hoặc có thể tự thực hiện nhưng phải lưu ý những điều sau:
- Không được đặt tủ lạnh ở những vị trí ẩm thấp, tiếp xúc với nước để tránh làm người dùng bị điện giật khi có sự cố rò rỉ điện.
- Tham khảo ý kiến của nhà phân phối trong việc lắp đặt và thực hiện nối đất cho tủ lạnh.

Không đặt tủ lạnh ở gần những nơi ẩm ướt hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước
2. Khi thực hiện nối điện cho tủ lạnh:
Sau khi lắp đặt xong tủ lạnh, các bạn nên chờ ít nhất 2 tiếng sau mới thực hiện cắm điện cho tủ lạnh. Đồng thời, người dùng phải đảm bảo những yêu cầu sau để mang lại sự an toàn khi thao tác:
- Đảm bảo nguồn điện luôn phải đủ công suất và điện áp, phù hợp với thông số kỹ thuật trên sản phẩm.
- Cắm phích vào ổ cắm điện một cách chắc chắn, hạn chế quay đầu dây ngược lên trên để tránh trường hợp dây điện bị căng, làm lỏng phích cắm gây chập điện.
Luôn quay đầu dây điện hướng xuống dưới
- Vì tủ lạnh sử dụng một lượng điện tương đối lớn nên hạn chế sử dụng chung ổ cắm với những thiết bị khác để tránh sự cố quá tải, gây cháy nổ.
 Hạn chế dùng chung ổ cắm với nhiều thiết bị khác
- Không uốn cong hoặc gập dây nguồn để tránh bị điện giật, đồng thời thực hiện vệ sinh dây điện và phích cắm nếu thấy bụi bẩn hoặc nước dính vào trước khi cắm điện.
- Không được dùng tay ướt cắm điện hoặc không có biện pháp cách điện trước khi thao tác với tủ lạnh.
Các lưu ý khi sử dụng tủ lạnh
3. Trong quá trình sử dụng:
Trong quá trình sử dụng, các bạn nên ghi nhớ những chú ý sau và tập thành một thói quen để có thể giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn, tủ lạnh hoạt động bền bỉ hơn và đặc biệt là mang lại sự an toàn cho gia đình bạn.
- Không để ly đựng nước không có nắp hoặc những chai lọ thủy tinh lên đầu tủ vì khi đóng mở cửa tủ có thể sẽ làm rơi vỡ, gây thương tích. Hoặc nước bị đổ bên trong ngăn tủ lạnh cũng có thể gây chập mạch, giật điện khi sử dụng.
 Không được đặt những ly nước không có nắp đậy lên trên tủ lạnh
- Không nên dự trữ các vật dụng điện, các hóa chất độc hại, các loại dầu nhiên liệu, dung môi hoặc thực phẩm đã ôi thiu trong tủ lạnh, việc này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, sản sinh vi khuẩn gây bệnh và làm hỏng tủ lạnh.
 Không nên dự trữ những sản phẩm chứa hóa chất trong tủ lạnh
- Không được làm hỏng hệ thống khí gas tủ lạnh, nếu gặp trục trặc tuyệt đối không được tự sửa chữa mà nên báo với bộ phận bảo hành để được hỗ trợ.
- Luôn giữ cho các khe thông gió được thông thoáng, không bị cản trở để giúp hiệu quả làm lạnh tốt hơn.
- Trông coi trẻ em cẩn thận, khi cửa đóng mở có thể gây tai nạn với trẻ nhỏ nếu không cẩn thận.
Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh đúng cách khi mới mua về
Những lầm tưởng tai hại khi sử dụng tủ lạnh

Sử dụng tủ lạnh an toàn

4. Khi di chuyển vị trí tủ lạnh:
Trước khi di chuyển tủ lạnh, người dùng nên tham khảo sách hướng dẫn đính kèm với sản phẩm để có cách di chuyển đúng kỹ thuật, không gây hư hỏng sản phẩm. Khi di chuyển tủ lạnh, các bạn cần lưu ý:
- Trước khi vận chuyển, bạn cần lấy hết thực phẩm các ngăn ra ngoài, đổ khay nước ở bên dưới tủ và có thể trải thảm hoặc lót một tấm vải để hạn chế làm trầy xướt tủ và sàn nhà.
 Trước khi vận chuyển cần lấy hết thực phẩm bên trong tủ ra ngoài
- Cầm nắm đúng vị trí khi vận chuyển tủ, quay cửa tủ lên trên, không được úp ngược hoặc nâng đỡ tủ một cách lỏng lẽo.
- Khi vận chuyển, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của 1 người khác đối với tủ lạnh loại nhỏ hoặc 3 người trở lên nếu di chuyển tủ lạnh Side by Side.
 Khi vận chuyển tủ lớn nên nhờ sự giúp đỡ của người khác
Với những lưu ý mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã có thể nắm rõ được cách lắp đặt và sử dụng tủ lạnh để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh gây hư hại cho sản phẩm, hy vọng các bạn sẽ dành thời gian để đọc, ghi nhớ và tuân theo những khuyến cáo bên trên và biến nó trở thành thói quen sử dụng hằng ngày của gia đình mình
Nguồn: www.baohanhtulanhhitachi.vn

Lắp đặt và sử dụng tủ lạnh đúng cách khi mới mua


“Lắp đặt và sử dụng tủ lạnh làm sao cho đúng cách?” Đó chính là câu hỏi mà người sử dụng thường thắc mắc khi lần đầu tiên chọn mua sản phẩm tủ lạnh.
1. Chọn vị trí lắp đặt
Trước tiên, việc chọn được một vị trí đặt tủ lạnh là hết sức quan trọng và luôn phải cân nhắc thật kỹ. Khi thực hiện lắp đặt, người dùng nên tham khảo tài liệu hướng dẫn lắp đặt đi kèm với tủ lạnh hoặc nhờ sự trợ giúp của nhân viên kỹ thuật.
- Lưu ý không nên lắp đặt tủ lạnh ở những nơi gần bình gas, không khí ẩm thấp nhiều bụi hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước để tránh khỏi những sự cố rò rỉ điện gây giật điện hay cháy nổ.
- Nên đặt tủ lạnh cách tường phía sau khoảng 10 cm và hai bên là 2 cm để đảm bảo không khí đối lưu xung quanh vì tủ lạnh cần tỏa nhiệt.
- Nên thực hiện nối đất cho tủ lạnh khi đặt ở những nơi có độ ẩm cao để tránh khỏi nguy cơ bị điện giật hoặc nhiễu sóng âm.
2. Nối nguồn điện an toàn
Một lưu ý quan trọng tiếp theo đó là việc nối nguồn điện làm sao cho an toàn:
- Đảm bảo nguồn điện luôn phải đủ công suất và điện áp.
- Không sử dụng chung ổ cắm với nhiều các thiết bị khác để tránh sự cố quá tải.
- Không sử dụng ổ điện bị lỏng hoặc để đầu dây điện hướng lên trên dễ gây chập điện, cháy nổ.
Đồng thời, người dùng cũng có thể thực hiện các thao tác như vệ sinh phích cắm, lau khô dây điện,… trước khi cắm vào ổ điện để hạn chế các sự cố về điện khác.
3. Những lưu ý khác khi lần đầu sử dụng
- Thời điểm lắp đặt và thời điểm cắm nguồn nên cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Bởi lẽ sau một quá trình di chuyển tủ lạnh, bạn cần có một khoảng thời gian đủ dài để tủ ổn định khí gas, tránh tình trạng sốc điện gây hỏng hóc cho tủ lạnh.
- Trong 24 giờ đầu sử dụng, người dùng thiết đặt mức nhiệt độ thấp nhất và không nên cho thực phẩm vào tủ lạnh, điều này sẽ giúp cho tủ lạnh quen dần với chế độ làm việc, không phải làm lạnh đột ngột gây hao phí, đồng thời cũng tránh làm cho thực phẩm bị ám mùi nhựa mới khi bỏ vào tủ quá sớm.
 - Cứ mỗi 4 tiếng bạn nên mở cửa tủ trong 5 phút để mùi nhựa theo hơi lạnh thoát ra ngoài, trả lại không khí trong sạch, dễ chịu cho ngăn tủ.
Lưu ý: Khi lần đầu sử dụng tủ lạnh, ngăn đá sẽ làm đá viên trong khoảng từ 2 đến 4 tiếng tùy theo dung tích nước bạn cho vào khay (khay lớn, khay nhỏ, lon,…) cho nên bạn đừng vội kết luận ngăn đông gặp lỗi nếu thấy quá trình làm đá không nhanh như mong đợi.

Ngoài việc chọn mua tủ lạnh có trang bị công nghệ Inverter tiết kiệm điện tối ưu, bạn cần “bỏ túi” vài mẹo sử dụng tủ lạnh hiệu quả giúp kéo dài tuổi thọ, tăng độ bền cho thiết bị.
1. Đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt
Nhiệt độ xung quanh vị trí tủ lạnh ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt và mức tiêu hao điện năng. Do đó, người dùng nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp. Để đảm bảo thoát nhiệt, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường ít nhất 10cm, vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và nhanh xuống cấp.
Đồng thời, vị trí đặt tủ lạnh cần tránh các nguồn nhiệt, không đặt tủ lạnh cạnh bếp từ, bếp gas hoặc cửa sổ có mặt trời chiếu sáng trực tiếp.
2. Kiểm tra cửa hít
Sau một thời gian dài, các ron cao su ở cửa sau có thể bị hỏng, làm tủ thoát khí lạnh nhiều. Mẹo để kiểm tra: kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi học theo khe hở thì bạn cần thay thế ron cao su.

Sử dung tủ lạnh đúng cách

3. Hạn chế tắt/bật tủ lạnh
Mỗi lần khởi động lại, tủ lạnh cần một lượng điện năng khá lớn. Vì vậy, không nên bật/tắt tủ lạnh thường xuyên, không cắm chui tủ lạnh cùng ổ cắm với bất kỳ thiết bị khác.
Nếu không sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài cần ngắt nguồn điện, nhưng nên dọn sạch thực phẩm trong tủ và dùng vật phủ che bụi phủ lên trên.
4. Hạn chế đóng/mở tủ lạnh
Mỗi lần mở cửa tủ, khí lạnh thoát hơi nhiều, đòi hỏi tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh từ đầu. Vì vậy nên đừng mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát.
 Nên hạn chế đóng/mở tủ lạnh giảm sự hư hỏng của ron cao su và giảm thất thoát khí lạnh
5. Không để tủ lạnh quá trống hoặc quá nhiều
Tủ lạnh chứa đầy đồ ăn thức uống sẽ làm lạnh nhanh hơn tủ lạnh trống. Nếu bạn không có nhiều đồ chứa trong tủ lạnh, có thể cho vào tủ vài chai nước.
Tuy nhiên nếu dự trữ thực phẩm quá nhiều sẽ ngăn chăn sự lưu thông khí lạnh, dẫn đến làm lạnh kém hiệu quả hơn.
6. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Nhiệt độ trong tủ lạnh cần phù hợp với thời tiết, không nên để nhiệt độ cố định trong suốt thời gian dài. Nhiệt độ ở mức 5 tiêu hao rất nhiều năng lượng. Những ngày nóng, bạn nên tăng nhiệt độ ở mức 4. Ngược lại, những ngày lạnh bạn có thể điều chỉnh độ lạnh xuống mức 3.
7. Cất giữ thực phẩm khoa học
Một cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả các bà nội trợ cần chú ý cất giữ các thứ bên trong thật ngăn nắp, tạo khe hở hợp lý để luồng khí lạnh lưu thông dễ dàng, hạn chế tiêu thụ điện. Không nên cho thực phẩm đang còn nóng vào tủ lạnh ngay, hãy để nguội hẳn. Cách bố trí thực phẩm ở các ngăn:
- Ngăn đông đá: Lưu trữ thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản), làm viên đá mát lạnh, kem hoặc sữa chua.
- Ngăn mát tủ lạnh: Cánh cửa tủ (chỉ để thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt), kệ trên cùng (thức ăn thừa, đồ uống hoặc các thực phẩm ăn liền vào ngăn tủ), những kệ dưới (đặt trứng, sữa, các loại thịt hoặc hải sản muốn dùng nhanh hay rã đông), hộc tủ (được thiết kế giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho các loại rau, củ, quả).
Sắp xếp thức ăn gọn gàng, ngăn nắp tránh gặp các trường hợp hư hỏng ngoài ý muốn
8. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ
Cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả đơn giản cần được thực hiện thường xuyên là vệ sinh tủ lạnh để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn. Chúng ta cần vệ sinh 1 - 2 lần trong tháng hoặc bất cứ khi nào các ngăn bám bẩn. Lưu ý lau sạch phần viền cao su ở cửa đóng mở giúp cửa đóng kín hơn, tránh hơi lạnh thoát ra ngoài làm tiêu hao điện năng
Nguồn: www.baohanhtulanhhitachi.vn